Mũi không hợp sụn có thể gây ra nhiều biến chứng như sưng kéo dài, đầu mũi đỏ bóng, hoặc chảy dịch mủ. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu này và hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn kịp thời xử lý, tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Hãy cùng Dr Nguyên Giáp tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Nâng mũi không hợp sụn là gì?
Tình trạng mũi không hợp sụn là phản ứng bất thường của cơ thể đối với vật liệu được đặt vào mũi trong quá trình nâng. Đây có thể là dấu hiệu cơ địa không thích ứng hoặc sử dụng chất liệu kém chất lượng, dẫn đến các biến chứng như viêm nhiễm, lệch vẹo mũi hoặc nghiêm trọng hơn là thủng da đầu mũi.
Những dấu hiệu nhận biết mũi không hợp sụn
Mũi sưng kéo dài
- Sau nâng mũi, tình trạng sưng thường kéo dài từ 7-10 ngày.
- Tuy nhiên, nếu sau 2 tuần, mũi vẫn sưng to, không có dấu hiệu giảm mà ngày càng đau nhức và đỏ, đây có thể là biểu hiện dị ứng vật liệu.
Đầu mũi đỏ hoặc bóng
- Phần da mỏng ở đầu mũi có thể bị căng đỏ, bóng hoặc lộ sụn nếu vật liệu đặt vào không phù hợp.
- Đây là dấu hiệu dễ quan sát và cần được xử lý ngay.
Mũi chảy dịch hoặc có mùi hôi
- Dịch mủ màu vàng hoặc nâu kèm theo mùi hôi là dấu hiệu viêm nhiễm nghiêm trọng.
- Trong một số trường hợp, người bệnh còn kèm theo sốt cao kèm theo phản ứng của cơ thể đối với vật lạ.
Video Livestream sửa mũi hỏng – thực hiện bởi Dr Nguyên Giáp
Mũi lệch vẹo, không vào form
- Mũi không bám sát vào cấu trúc mô, bị lệch sang một bên hoặc vẹo là do kỹ thuật đặt sụn sai hoặc sụn kém chất lượng.
>> Có thể bạn cần biết những dịch vụ nâng mũi chuyên nghiệp của Dr Nguyên Giáp:
- Dịch vụ sửa mũi hỏng – Tạo nên sự hoàn hảo.
- Tiêm filler mũi – giải pháp làm đẹp không phẩu thuật
- Nâng mũi bọc cân cơ thái dương
- Sử dụng sụn tai để nâng mũi
Nguyên nhân và cách chọn sụn phù hợp với mũi
Nguyên nhân
- Một số người có cơ địa dị ứng hoặc hệ miễn dịch phản ứng mạnh với vật liệu ngoại lai.
- Sụn không đạt chuẩn, không tương thích với cơ thể dễ gây ra biến chứng.
- Bác sĩ thiếu kinh nghiệm hoặc thực hiện sai kỹ thuật dẫn đến mũi không ổn định, dễ xảy ra các vấn đề hậu phẫu.
- Sau phẫu thuật, không tuân thủ chỉ định của bác sĩ như vệ sinh kém hoặc vận động mạnh có thể gây viêm nhiễm và làm tổn thương vùng mũi.
Làm gì khi mũi không hợp sụn?
- Tái khám ngay lập tức: Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn cần liên hệ bác sĩ để kiểm tra tình trạng.
- Xử lý tùy tình trạng:
- Dùng thuốc giảm viêm, kháng sinh nếu biểu hiện nhẹ.
- Rút sụn hoặc thay sụn trong trường hợp nghiêm trọng.
- Không tự ý xử lý: Việc tự xử lý tại nhà có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Phòng ngừa biến chứng và tìm sụn phù hợp
1. Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín :
- Cơ sở được cấp phép với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao sẽ đảm bảo quy trình an toàn và sử dụng chất liệu đạt chuẩn.
2. Tìm hiểu về các loại sụn sinh học :
- Sụn nhập khẩu từ Mỹ, Hàn Quốc như sụn megaderm, sụn sinh học surgiform với chứng nhận FDA thường có độ tương thích cao với cơ thể.
3. Chăm sóc hậu phẫu đúng cách :
- Vệ sinh vùng mũi theo hướng dẫn, tái khám định kỳ và tránh va chạm mạnh vào mũi để đảm bảo mũi hồi phục nhanh và đẹp tự nhiên.
Tóm lại
Nâng mũi không hợp sụn không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe. Vì vậy, việc lựa chọn bác sĩ và cơ sở uy tín ngay từ đầu là điều quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả lâu dài.
Nếu bạn có dấu hiệu bất thường sau nâng mũi, đừng chần chừ liên hệ bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
QUY TRÌNH LÀM VIỆC TẠI PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA THẨM MỸ DR. NGUYÊN GIÁP.
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN BÁC SĨ NGUYÊN GIÁP